Bến đỗ cuộc đời Trang 20

Khoa về nhà, anh thay đồ rồi chạy ra giếng dội vài gáo nước giếng mát lạnh, vào bếp, anh thấy ngoại đang lui cui giã đậu phộng, anh hỏi ngoại làm món gì ăn tối nay vậy, "hồi chiều dì Ba đào mớ củ sắn, kêu đem về cho con một mớ, ngoại làm món bò bía cho con với thằng Đăng, ngoại thấy nó khoái món này lắm, con Lan hôm trước chỉ ngoại cách làm tương, ngoại làm thử, tui mày ăn thử coi ngon không, ủa mà thằng Đăng đâu, sao chưa thấy nó?". ""Tối nay, nó phải lên Sài Gòn với mẹ, mua hàng gì đó, mai mới về", anh lui cui bưng đồ ra phản, anh cảm thấy buồn chi lạ, "ừ, vắng nó cũng buồn hén, nó ra vào nhà này quen rồi, vắng nó cứ như vắng con vậy, ngoại thấy cũng nhớ nó, thôi nhúng bánh tráng đi, rồi dọn ăn cho nóng." Khoa cảm thấy mùi tương thơm lừng với mùi nước dừa béo ngậy, mùi thơm của đậu phộng rang rắc vào ngào ngạt, thật tuyệt hảo, anh ước có Đăng ở đây, tụi anh sẽ xếp bàn trên phản, anh biết Đăng rất thích anh gác đùi lên chân Đăng khi ngồi ăn, và rồi, Đăng sẽ kể những chuyện tiếu lâm dễ thương làm Khoa cười như nắc nẻ, cả ngoại cũng cười xòa. Rồi Đăng và anh sẽ làm bài tập, Khoa nhớ, Đăng hay giả bộ đạp chân Khoa rồi ríu rít xin lỗi. Rồi có khi tụi anh ra hiên tung bóng chơi một chập trước khi đi ngủ, và rồi, anh nhẹ nhàng rơi vào giấc ngủ với cảm giác êm dịu lâng lâng khi gác chân lên Đăng, Khoa nhớ cái cảm giác được Đăng ôm khi ngủ, nó ấm áp thân thương diệu kỳ. Khoa hiểu, Đăng như một phần không thể thiếu trong đời anh, anh nhiều khi chợt nghĩ, nếu anh lập gia đình, ước gì, anh và Khoa sẽ sống cạnh nhau, có thể ăn cơm, chơi bóng thường xuyên, và nhất là anh có thể đắm chìm trong giọng hát trầm ấm du dương bay bổng của Đăng.

-"Làm gì mà mơ màng vậy con, con với thằng Đăng dạo này kỳ cục quá, lâu lâu như bị hớp hồn vậy, thôi con dẹp dọn há, ngoại qua bên chú Tư một chút"

-"Dạ, ngoại đi đi, con têm cho ngoại ít trầu để sẵn trên phản đó, nhớ mang theo hả ngoại."

Khoa dọn dẹp rửa chén, rồi anh ra bên hiên ngắt mấy cọng lá dứa bên gốc ổi, anh quay vào lục trong chạn mớ đậu phộng, anh bỏ vào tô nước để ngâm. Vẫn còn mấy trái dừa khô, anh chọn một trái nhỏ, bổ đôi, anh ngồi chồm hổm trên phản, để cái khay dưới đất, rồi kẹp cái nạo dừa bằng sắt dưới chân, anh nạo trái dừa nhanh thoăn thoắt. Anh bất chợt thấy mình đang ngắm nhìn đôi chân săn chắc của mình, anh nghĩ, thật sự Đăng không nịnh mình, không biết từ lúc nào, anh đã bắt đầu thấy vẻ đẹp thân thể của mình. Anh chợt thấy vui vui và hạnh phúc khi thấy Đăng biết điều đó, anh nghĩ Đăng thật là một người bạn, Đăng biết những gì, và hiểu những gì anh ưa thích và yêu quí. Nạo xong trái dừa, anh vo nếp sẵn đó, hấp mớ đậu phộng, lột vỏ mềm, rồi lấy một nửa dừa nạo, anh vắt một chén nước cốt dừa, anh biết Đăng rất thích ăn xôi đậu phộng, đặc biệt là trộn nước cốt dừa lẫn dừa bào vào trong xôi, Đăng có lần nói với anh, "dù đi cùng trời cuối đất, cũng không quên xôi đậu phộng Khoa nấu cho Đăng ăn.", Khoa nghĩ nó hơi sến sến thế nào đó, anh thấy hơi kỳ, nhưng sao Khoa vẫn thích.

Anh nằm dài trên phản, lật cuốn lưu bút của Linh, anh tò mò lật đến trang của Đăng, những dòng chữ thanh thoát nhưng mạnh mẽ của Đăng thật dễ nhận ra, anh trôi theo những dòng chữ...

...trong cuộc đời của mỗi chúng ta sau này, rồi sẽ có người thành đạt, sẽ có người không lắm thành đạt, rồi cuộc sống sẽ cuốn hút mỗi người vào vòng xoáy của nó, cuộc sống sẽ tất bật đầy lo toan chuyện áo cơm, sẽ tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, và cũng đầy những nỗi buồn, thất vọng. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có lại được những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời như những ngày tháng cuối cùng trên ghế nhà trường phổ thông. Bạn sẽ ra đi, và tôi cũng sẽ ra đi, có chăng còn lại là những kỷ niệm mang theo trong ký ức của mỗi người. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ hối tiếc những gì đã qua, dù buồn vui, dù hạnh phúc, dù đau khổ, tôi sẽ mãi mãi mến yêu các bạn, sẽ giữ lại hình ảnh của các bạn trong hành trang vào đời, thật ngắn ngủi, thật thân thương, như những nụ hoa bưởi thơm ngát một thời, rồi để lại cho đời những trái bưởi trĩu nước, nhưng tôi hiểu, vẫn có những nụ hoa sẽ rụng rơi bên thềm, bên hiên nhà với ánh nắng chiều vàng, cánh hoa đó có thể là tôi, là bạn, là ai đó, nhưng tôi biết tôi sẽ vẫn mãi hãnh diện, vẫn tự hào, tôi sống, tôi yêu và tôi được bạn yêu...

Khoa cảm thấy mắt mình cay cay, một cái gì đó thật là thật, một cái gì đó thật trăn trở nỗi niềm trong những dòng lưu bút của Đăng viết trong lưu bút của Linh, anh chợt ước ao, phải chi có Đăng ở đây, anh thật muốn nói với Đăng, anh ước mình là cơn gió để hòa quyện cùng mùi hương của những cánh hoa bưởi, anh sẽ mang những cánh hoa trắng nhỏ bay xa, bay xa mãi...anh cảm thấy nhớ Đăng da diết.

Phần 8: Lạc lối.

………Và rồi mùa hè đã đến, vâng mùa hè cuối cùng cũng đã đến, những chùm hoa phượng bung nở rực rở, rồi rụng đỏ một khoảnh sân trường, những cơn mưa rào đã đổ vào những buổi chiều. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông như một kỳ tổng tập dượt cho kỳ thi vào đại học, cũng có những học sinh không lựa chọn con đường tiếp tục học, họ quay về với những chuyện làm ăn cổ truyền của gia đình, chẳng hạn Vân, cô sẽ không học tiếp, cô sẽ về phụ mẹ và chị trong nghề làm bánh tráng. Mỗi người mỗi con đường, tương lai không định sẵn, nhưng có điều, ai cũng mang trong lòng nỗi luyến tiếc những năm tháng học trò thân yêu của mình. Bảng điểm kết quả đã dán trước cổng trường, học sinh bu lại quấn quít vội vã, Đăng đã có mặt từ sáng sớm, anh chen vào lướt nhìn bảng điểm, nhưng anh không tìm tên mình trước, anh biết mình chắc chắn đậu, anh nhìn vào vần K, anh thấy Khoa A4, 32 điểm, dù biết sức học của Khoa, nhưng anh vẫn lo lo trong lòng, anh không muốn một bất trắc nào đến với Khoa, anh thầm mong nếu có, hãy đến với mình. Anh kiểm tra điểm của mình, 36 điểm, anh hầu như chẳng ngạc nhiên nhiều, anh quay ra gặp Long, Long ôm chầm lấy Đăng, anh không thể chối rằng Long thật sự có một thân hình chắn nịch, anh có một cảm giác thích thích khi Long ôm anh,

- "lớp mình qua hết, không ai rớt hết, cô chủ nhiệm nói với mình tối hôm qua, Linh lớp mình là đậu thủ khoa của trường, rồi đến cậu và hai người, một ở A1, một ở A5 cùng điểm, Khoa cũng đậu cao, còn mình,”- Long cười hềnh hệch- “chỉ có 26 thôi, đậu là được rồi, mình rất vui, nhất là khi biết cậu đậu cao".

- "Cảm ơn Long há",

"Đăng nè, cậu có biết cậu luôn là thần tượng của mình không, mình rất mến và cảm phục bạn.", Long khập khừng.

- Đăng hơi ngạc nhiên, " mình mắc cỡ quá, mình đâu đáng, cậu nói Khoa thì mình còn chấp nhận."

- "Khoa cũng vậy, tình bạn của cậu và Khoa là một điều gì đó mình mơ ước", Long thốt lên nghe có vẻ rất thật.

Đăng nhẹ nhàng ôm bả vai Đăng, "tụi mình vẫn xem Long là bạn thân nhât", Long biết mà. Anh cảm thấy buồn vì khỏang thời gian học chung với nhau trôi qua quá nhanh. "Thôi mình về Long há, mình chạy lên Khoa đây."

- "Ừ, chúc mừng nó cho mình, mình cũng ghé Cúc đây, chắc Huệ cũng ghé Cúc đó, rảnh rỗi thì lên đó nhé.

Đăng ậm ừ, anh chỉ nghĩ đến Khoa thôi. Anh vọt xe lên nhà Khoa, thì thấy Khoa đang dẫn xe ra, anh nhào tới ôm Khoa mừng rỡ, "cậu 32 điểm, mình 36, Linh 38 điểm cao nhất trường, và là tin vui, cả lớp mình đậu hết".

Khoa mừng rỡ, ôm chầm lấy Đăng, anh co tay đấm vào bụng Đăng, "thật là như ý, thật là vui, không ai rớt phải không, phải ăn mừng thôi." Rồi Khoa và Đăng tíu tít đạp xe lòng vòng nhà các bạn, đến đâu cũng vui, cả lớp ai cũng thở phào nhẹ nhỏm, không ai muốn lớp mình có người rớt tốt nghiệp. Kỳ thi đại học thì sao cũng được, nhưng thi tốt nghiệp thì phải đậu. Linh cười khanh khách vì biết mình đậu thủ khoa, cô vui sướng thấy các bạn mình chúc mừng, cô có thêm niềm tin cho kỳ thi đại học sau vài tuần nữa. Đăng vỗ vai Khoa, thôi bây giờ đi bước cuối cùng, đó là kỳ thi vào đại học, Khoa cố gắng nhé, nếu tụi mình cùng đậu đại học, cùng vào thành phố học, vậy thì thật là vui.

Phần lớn các học sinh đều túa về Sài Gòn để ôn thi đại học tại các trung tâm, Khoa và Đăng là trong số ít vẫn ở lại, và tham gia lớp luyện thi của trường nhà tổ chức. Khoa xác định rõ ràng, mục tiêu của anh là trường trung cấp, Linh thì nhất định sẽ phải hết sức để vào đại học, Lợi và Hải cũng vậy, còn lại, hầu như cũng xác định mục tiêu nguyện vọng hai để vào trung cấp. Đăng và Khoa đang ngồi ôn bài, thì Sinh đạp xe đến, hắn vội vã ngả xe vào hàng rào.

-"Khoa ơi, Đăng ơi, ngày mai nhà mình làm đám hỏi bà chị hai, mấy bạn tới giúp mình bưng mâm quả, mẹ mình nói, không thể không kêu hai cậu đó, hai cậu phải dẫn đầu."

- "trời ơi, sao lại tụi mình vậy?"

- "Mẹ mình nói hai cậu bảnh bao, đẹp nhất xóm, không chọn cậu chứ chọn ai, hì hì, mẹ mình nhắn mình nói, mấy đứa cháu họ trên Sài Gòn sạch mắt lắm, mấy cậu lại cho vui."

- "lại có vụ này nữa". Đăng và Khoa cùng thốt lên.

- "mình mời hết lớp đến dự cho vui vào buổi chiều, được gần nửa lớp hứa sẽ đến đó, tiếc nhiều bạn đang trên Sài Gòn, coi như bữa tiệc vui cuối cùng của lớp, sau kỳ thi đại học, mỗi đứa mỗi nơi, khó tụ tập lắm, vì vậy phải đến đó, hai cậu sáng mai đến nhà mình sớm đó, thôi mình về chỉ huy mấy đứa nhỏ làm rạp."

- "Cần tụi mình đến giúp không?"

-"Thôi mấy cậu ôn bài đi, mình nhờ mấy thằng bạn của đứa em rồi, tụi khối 11, bọn nó rảnh rang, không có luyện bài, mấy cậu sáng mai đến sớm là được rồi, nhớ đó." Nói rồi Sinh quày quả đạp xe đi, cái tướng cao lênh khênh của nó thấp thoáng qua hàng râm bụt rồi mất hút.

Sinh đi rồi, Khoa quay ra nói với Đăng, "À, Đăng, cậu biết chuyện gia đình thằng Cường chưa?"

"Ủa, chuyện gì vậy, mình không biết gì cả?", Đăng thấy Khoa có vẻ hơi buồn, anh nhíu mày hỏi.

"Long cũng mới cho mình hay, ba của Cường mấy tháng nay bị bệnh, nghe nói là bệnh tiểu đường, mấy hôm trước nghe nói biến chứng nặng lắm, phải chở về bệnh viện trên Sài gòn để điều trị, nhà nó nghèo lắm, cả nhà đều trông cậy vào nghề làm bánh dừa của mẹ Cường, suốt năm nay, bao nhiêu tiền đều lo chạy chữa cho ba Cường, hôm qua, khó khăn quá, Cường nó chạy lên thằng Long, nhờ Long giúp đỡ, nó cần đâu khoảng hơn một triệu đồng, mẹ Cường đã gom góp và thêm chút giúp đỡ các bạn hàng, nghe đâu được một nửa, thằng Long giúp được trăm mấy ngàn."

"Cha, đâu phải là một số tiền nhỏ, rồi phần còn lại thì sao?", Đăng mường tượng khuôn mặt của Cường, một giọng hát khá hay của trường, đôi mắt hơi buồn, Đăng thích Cường nhất ở cái dáng dấp rất nam tính của hắn, Đăng cảm thấy động lòng trước hoàn cảnh khó khăn của Cường.

"Sáng sớm nay thằng Long nói tính huy động lớp giúp đỡ, nhưng vì tụi mình ra trường rồi, tan năm xẻ bảy, thật là khó, Long nó nói, hôm Cường lên nhờ nó giúp đỡ, Cường nó khóc thấy tội nghiệp lắm. Khoa cũng vét hết tiền bán rau, bán gà, được gần năm chục ngàn, đưa luôn cho Long rồi.", Khoa nói chậm rãi rồi nhìn mông lung ra xa, "trong lớp, mình thương thằng Cường lắm, nhà nó nghèo, hai em thì nhỏ xíu, ba thì bệnh, nhưng mà phong trào lớp nó tham gia rất năng nổ và nhiệt tình."

"Ừ, đúng vậy", Đăng nhớ lại, những trận đấu bóng chuyền, trận nào, Cường cũng đi cổ vũ, và bao giờ nó cũng xách theo một xâu bánh dừa béo ngậy, "cây nhà lá vườn, giúp anh em có sức để mà cổ động, nhân dịp khuyến mãi luôn", Cường hay gãi gãi đầu một cách ngượng nghịu như vậy.

"Số tiền còn lại không biết nó chạy chọt ra sao, hay tụi mình chạy lên thằng Long xem sao?", Khoa đề nghị.

"Vậy thì đi đi", Đăng hưởng ứng ngay, anh xếp mấy cuốn sách lại.

Khoa với Đăng đèo nhau lên nhà Long, vừa tới cửa, thấy Long dắt xe đi ra, "trời ơi, sao mà linh thế, mới tính chạy qua Khoa và Đăng nè, tính rủ bọn cậu lên nhà Linh, rồi bàn xem có thể vay mượn chạy chọt cho nhà thằng Cường số tiền còn thiếu không, mẹ Cường đã lên thành phố rồi, thằng Cường bây giờ ruột gan tơ vò, nó chẳng suy nghĩ được gì hết. "

"Ừ, vậy tụi mình qua Linh xem sao", Đăng đồng ý.

Long nhìn Khoa và Đăng cười, "Hôm nay, Khoa phải nhường cho tớ, cậu được Đăng đèo miết, hôm nay, Đăng phải chở mình, nè, lấy xe mình đạp đi.", nói rồi Long giao xe đạp cho Khoa rồi nhảy thót lên chiếc đòn giông xe đạp của Đăng làm anh loạng choạng chống chận xuống đất. Anh chở Long với một cảm giác lạ lạ, anh vịn tay trên hai vai Long mà thấy hằn lên dưới tay mình những múi cơ chắc đụi. Cả ba ghé nhà Linh, nhưng gia đình Linh cho hay Linh đã về thành phố để ôn thi, chắc chủ nhật mới về, ba anh tiu nghỉu ra về, cả bọn về nhà Khoa, ngồi dưới hàng hiên ngắm nhìn những con nắng xen qua những cây bưởi, lòng ai cũng ngổn ngang. Đăng chợt lên tiếng,

- "Thôi các bạn đừng lo nữa, mình có cách rồi, yên tâm đi, mình sẽ lo cho."

- "Cách nào, làm sao?", Long và Khoa cùng đồng thanh quay lại hỏi.

- "Để mình về nhà một chút, tới giờ cơm trưa mình quay lại, mấy bạn ngồi ôn bài đi, đừng lo gì hết.", Đăng có vẻ tự tin, quả quyết, anh hấp tấp đứng lên ra lấy xe đạp, rồi Đăng vội vã đạp xe về nhà. Anh chạy bay lên lầu, anh mở hộc tủ nhỏ, rồi lấy ra một chiếc hộp sơn mài nhỏ, anh bật nắp, anh lấy ra một gói giấy, anh mở gói giấy lấy ra một cái chuông nhỏ xinh xinh bằng vàng, món quà sinh nhật của ba anh cho anh lúc mười tuổi, anh đoán rằng giá thị trường bây giờ chắc cũng gần bốn trăm ngàn, gần như đủ cho số tiền Cường còn thiếu. Hoàn cảnh khó khăn của Cường, sự nhiệt tình của Long đối với bạn bè đã khiến cho Đăng cảm động, anh nhớ lại những lời nói của Long: "đối với mình, Đăng là thần tượng", rồi anh cảm thấy bồi hồi khi đụng chạm thể xác với Long, một cảm giác bâng khuâng nhẹ nhàng. Đăng không muốn Long thất bại về anh, anh cũng sẽ là một người quên mình vì bạn bè, cái ý nghĩ Long thêm phần nể phục Đăng làm Đăng thêm phần thích thú và quyết tâm. Anh chạy vội vào tiệm vàng Kim Nguyên gần bên, anh bán được gần bốn trăm rưỡi ngàn. Anh đếm bốn trăm ngàn, bỏ vào một cái bao nhỏ, rồi nhét vào trong túi quần, anh vội vã chạy lên nhà Khoa.

-"Xong rồi, mình đã có trong túi bốn trăm ngàn, tụi mình lên thằng Cường đi." Đăng thở hổn hển rút trong túi ra bao nilon dày cộm tiền bên trong.

-"Ở đâu ra mà nhanh vậy, Đăng nhờ mẹ Đăng giúp hả?", Khoa và Long há hốc miệng kinh ngạc.

-"Ở đâu ra thì ở đó, hỏi chi vậy, có tiền là được rồi", Đăng phủi tay.

-" Đăng nè, số tiền lần này giúp thằng Cường, không biết bao giờ nó mở trả lại được, mày cũng biết nhà nó khó khăn lắm đó", Long dè chừng.

Loading disqus...