Con Đĩ Lương Thiện

Tác giả: Trương Khánh Kỳ

Nguồn: Diễn đàn Hihihehe

Giới thiệu:  Hãy đọc và suy ngẫm về những người bị xem là thành phần "dưới đáy xã hội" này nhé. Thông qua câu chuyện, là một bức tranh ảm đạm về cuộc sống của họ, và hãy đoán xem khi một thằng điếm sẽ như thế nào khi được yêu nhé?!

**

-         Mày có muốn đi không ?

-         Muốn, muốn !

-         Muốn thì đi nhanh lên, còn lưỡng lự làm gì ?

Tiếng thằng Lâm cứ hối thúc tôi trong khi tôi đang giàn dụa với cái đống nước nhạt nhẽo trên gò má mình. Nó lôi tôi đi, nó ghị tôi thật mạnh, nó làm tôi đau và đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy ngôi nhà rách nát của mình. Tôi phải đi!

Tôi là Minh – Nguyễn Ngọc Minh, tôi phải đi bởi vì tôi không bồng bột, không dại như những đứa con trai giống tôi khi tuổi đã lên trăng. Mãnh đất, ngôi nhà mà tôi đã ở mười mấy năm nay thật lạnh lẽo. Ba má tôi trong một lần tai nạn giao thông khi tôi mới lên chín đã qua đời. Tôi còn nhớ rõ lắm, cảnh tượng ấy, hãi hùng.

Tôi sống với dượng và mợ, thế nhưng, “sợ” lắm. Tôi chán ngán tận cổ với cách mưu sinh cực nhọc của họ, để rồi khi thân xác họ đã thực sự đứ đừ sau một ngày vắt tiền thì tôi lại trở thành một bao cát rẻ tiền cho họ bạo hành, tôi sợ, sợ lâu rồi.

Chuyến xe đưa tôi đi lên thành phố, nơi mà người ta gọi là Sài Gòn – một thành phố xa hoa trong mắt người đời mà ai cũng muốn đi đến. Ngồi cạnh tôi là thằng Lâm – người đã lôi kéo tôi đi ra khỏi căn nhà ấy, tôi cũng không biết nó là ai nữa, nó là ai ? – tôi mơ màng, không biết tận tường. Chỉ biết một lần nó đâu đó trôi dạt về xứ của tôi, lạ lắm.

Không hiểu sao, tôi và nó lần đầu gặp mặt đã hiểu nhau, nó ê a đủ điều về cuộc đời như một người thấu đáo : “Với tình cảnh như mày bây giờ, cứ ở đó với hai người đó, chẳng khác nào như sống chung với sói, mày đi, nên đi, đi theo tao”.

Quán nước của vùng quê hiu quạnh tối hôm đó buồn hiu và nó với tôi nói quá nhiều, khi tôi hỏi nó đi đâu thì nó : “Lên Sài Gòn, tập sống, kiếm tiền tự nuôi thân! Không lẽ mày định cho hai con quỷ đó ức hiếp suốt đời à”.

Tôi vẫn còn nhớ, lại còn văng vẳng bên tai câu nói : “Mày không cần biết tao trôi dạt từ đâu tới cái xứ này, nhưng mày nên hiểu, tao tốt!, tao không làm hại mày và tao sẽ giúp mày làm nên chuyện ở Sài Gòn”.

Lúc ấy, nghị lực trong tôi muốn vượt qua cái đống lửa đang nhen nhuốm trong lòng lắm, tôi đã đắn đo rất nhiều khi biết mình sắp bương trãi với đời. Nhưng tôi nào đâu biết nó là ai, nhưng cứ nghĩ là sẽ tốt, sẽ là cứu tinh đời mình.

Lên tới Sài Gòn. Như dự định nó vạch ra sẵn hết, còn tôi như một thằng ngu lù khù làm theo chỉ bảo của nó như quân sư. Nó và tôi đem đồ vào căn phòng trọ nhỏ hẹp, hai ba lô của chúng tôi nằm ngỗn ngang trên sàn nhà. Chúng tôi thở phì phào vì thấm mệt, nhưng không, nó “tốt lắm”, nó đứng dậy rót cho ly nước lọc.

-         Uống đi, mệt quá ! – Nó hì hực uống ngụm nước đầu tiên của miền đất lạ

Nhưng ít lâu sau, tôi thấy mình buồn ngủ quá, chắc do say xe – tôi cứ nghĩ thế. Trong lúc sắp ngủ tôi còn nghe bên tai tiếng của nó thì thầm ảo ảo nhạt nhạt.

-         Lên đây rồi, thoát khỏi chuồng sói đó rồi, ráng mà sống nhe, đừng trông cậy vào ai hết, đời giờ đừng nên tin ai hết, hiểu chưa ?!

Tôi nghe được và nhẹ cười, mắt lim dim, tôi ùa theo tiếng cười nhạt nhẽo nhỏ dần của nó mà say sưa trên đống đồ còn hỗn ngang.

**

Tôi đói lắm, tôi vừa đi trên đường vừa khóc tức tưởi, bụng tôi kêu ọt ẹt trông lắm buồn cười. Mắt tôi lòe nhòe chẳng thấy được gì phía trước, biết vậy, tôi cố quẹt cho mấy giọt nước không đáng có kia trên má tôi tan đi. Không may! Trời đổ mưa.

Một đám nhóc cầm ổ bánh mì trên tay và cùng trú nhau trong túp lều lụp xụp là những gì tôi thấy trước mắt mình, không cần suy nghĩ. Tôi chạy đến.

Cổ tôi cứ ừng ực khi nửa con mắt cứ liếc sang chúng hoài, đôi tay tôi run run do thấm lạnh, đôi tay ấy cứ ước có một khúc bánh mì cầm lấy. Tôi ép bụng mình thật mạnh để không phát ra tiếng kêu và không dám liếc chúng nữa.

-         Chắc giống tụi mình !

Đó là câu nói mà tôi nghe được từ một đứa trong đám nhóc nhơ nhuốt bùn đất kia. Chúng bắt đầu liếc sang tôi, chúng bẻ cái khúc vàng vàng xẹp xẹp không còn giòn tan bởi những giọt mưa thấm ướt cho tôi.

Tôi bẽn lẽn rồi chợp lấy thật nhanh, thật gọn. Tôi cố nhai, cố nuốt thật mạnh bạo mặc kệ cho chúng hả hê nhìn tôi.

Chưa no, tôi điên cuồng, giật lấy cả nửa khúc còn lại của bé gái kia mà nhét vào họng.

Xong, ánh đèn đường lấp lánh lên hai dòng lệ đang chảy khôn xiết của tôi khi vụn bánh mì còn dính đầy trên miệng.

-         Là như vậy, khổ lắm phải không! – Tôi nói

Chúng đã cùng tôi ngồi xuống cái bệ gỗ đen xì lại còn thấm ướt trong lều để nghe tôi kể chuyện về mình.

-         Sau khi anh tỉnh dậy, tiền bạc và đồ đạc anh dành dụm bấy lâu đã bị hắn ta lấy đi mất hết, cả một tấm áo hay chiếc quần cũ cũng không chừa lại, lấy hết. Anh bị chủ phòng trọ đuổi ra ngay vì không có tiền thuê phòng. Nó thật ác với anh. Anh đi ra đường mà không có cái thứ gì trong tay dù chỉ một mảnh giấy nhỏ.

Đôi mắt chúng đượm buồn, có đứa nằm lim dim mắt mà nghe sự đời, có đứa xốn xang nên úp mặt vào vai tôi, và có những đứa cay xé dùm cho tôi mà gục đầu buồn bã.

Chúng cũng không ngại kể hết cho tôi nghe về thân thế chúng. Tôi bàng hoàng khi biết, trong số chúng hầu như đứa nào cũng mồ côi cha mẹ sớm, tôi hiểu được hết, hiểu hơn bao giờ hết. Vì thế khi nhìn chúng chen chút nhau giành chổ ngủ, tôi đã phải thu mình thật nhỏ gọn để chúng được yên giấc. Nhìn chúng đè lên nhau mà ngủ, tôi không khỏi chạnh lòng, tôi bật khóc.

**

Tôi đang đứng trên lề đường nào đó mà tôi không biết tên, không biết gì cả chỉ biết rằng, đứng cùng tôi là vô số thằng điếm đực.

Bọn nó liếc tôi, hấy tôi rồi khinh mẽ.

-         Chắc lần đầu, hực!

Họ nói đúng, đây là lần đầu của tôi. Không hiểu sao, ánh đèn đường nào đã dìu tôi đến nơi này, không có sự tình, không có cả sự sắp đặt. Tôi chỉ thấy … thấy bọn nó lượn lờ khắp nơi trên cái lề đường hôi hám này. Bọn nó đang đánh nhau để giành lấy một tấm đàn ông dẻo người, cãi vả với một anh con trai sành điệu vì những cái giá đưa ra hay bọn nó nằm hỗn loạn hút thuốc mơ hồ là những gì mà trong mắt thằng ngu như tôi trông thấy.

Có chết tôi cũng không ngờ mọi chuyện lại đến với tôi nhanh như vậy, tôi lại chấp nhận làm một cái nghề nhơ nhớt nhất xã hội – làm điếm, một thằng điếm trai.

Nguyên nhân à ? Tôi không biết, chỉ biết rằng tôi không thể ngồi yên khi nhìn những đứa trẻ ấy lội ngược lội xuôi đi bán báo, bán vé số. Tôi thiết nghĩ mình như vậy mà không bằng chúng hay sao, và, tự đâu tôi đi rất nhiều nơi. Tôi không nghĩ mình sẽ ngồi ở chỗ này.

Tôi ngồi đây mà lòng như muốn bị lửa thêu rụi, đến lụi tàn. Tôi sợ đủ điều khi vị khách đầu tiên mời gọi tôi. Tôi câm họng, không nói, và leo lên xe gã để đi như một điều hiển nhiên

**

Lão ta thân hình bụ bặm, đúng, lão mập lắm.

Lão ta đè tay tôi đến nỗi muốn rách tấm trãi nệm, lão lại đẩy tôi lên đầu giường. Âm thanh va chạm đầu tôi vào đấy nghe thật thê lương. Nhưng … không gì thê lương hơn khi tôi nghe đau nhói ở thân dưới. Tôi nghe như kiến đang bò khắp người tôi ?

Tôi đau vô cùng khi lão cứ rên vang âm ĩ, thân dưới tôi đã chảy máu, tôi hét lên muốn rách cả miệng nhưng không được … lão nghiến răng, mặt đỏ ngầu mà bụm miệng tôi thật mạnh thật siết, tôi cứ tưởng mình ngộp thở, tôi tưởng mình sẽ chết. Lão cứ hì hực!

Tôi ê chề nhục nhã mà bật khóc, nhưng lão lại không thả miệng tôi ra để tôi được khóc. Tôi chỉ thấy những viên nước cứ thay nhau mà chảy xuống tóc tôi. Lão bỗng dừng lại…và tát tôi một cái thật điếng trời.

-         Con mẹ mày! Khóc hả? Làm tao mất cả hứng.

Tôi lại đau lại vừa cố nhịn khóc, nỗi đau chạy một luồng thầm kín trong ngực tôi khi nghe lão nói :

-         Mày mà còn làm tao mất hứng, tao đách có trả tiền.

Tôi thinh lặng, trơ trọi như một con ma trơ. Tôi không khóc và nhất quyết không kêu la để giành lấy số tiền “béo bỡ” kia. Tôi cứ để thân xác mình bị dằn dặt. Tôi đứng mắt nhìn một chỗ mà nỗi đau còn ê chề. Chưa hết nỗi nhục, mơ màng, thì những cái quái quỷ hôi tanh trong người lão lại đổ tràn trên người tôi, tôi không dám khóc.

**

Lần đầu tiên đấy, tôi đã có tiền, món tiền thật “ý nghĩa”. Tôi lội ngay ra chợ mua lấy những hộp xôi gà như lời đã hứa cho chúng. Tất cả là 15 hộp.

Chúng gặp tôi như được gặp thiên thần, chúng nheo nhút cả lên. Nhìn chúng ăn tôi thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, nhưng trong họng tôi lại khó chịu, tôi muốn … muốn làm cái gì đó mà không biết là làm gì. Đúng rồi! Tôi muốn ói.

Bọn chúng nhao nháo lại gần tôi, đỡ đần tôi trong khi cổ họng tôi vẫn còn vướng mùi hôi tanh kinh tởm, tôi rợn lắm nhưng vẫn cố gắng giữ mình. Tôi không dám khóc trước chúng.

-         Không sao, có gì đâu. Ăn tiếp đi mấy đứa.

Chúng nhìn tôi với vẻ lo lắng sợ sệt lấp đi cả vẻ thơ ngây vốn có. Nhìn chúng ăn, bụng tôi chợt kêu lên, sực nhớ lại rằng, tôi chưa ăn gì và tôi cũng không mua cho phần mình. Hai tay tôi lại lần nữa áp mạnh vào bụng.

Còn nhớ một lần, cả đám trên lề đường cùng tôi được một đoàn khách sang trọng mà người đời vẫn gọi là đại gia “bao” đi nhà hàng hạng sang. Bước chân tôi rục rịch, e dè lắm. Tôi không dám đi chung, nhưng nghĩ đến mấy đứa trẻ xóm ấy coi cút lại thèm ăn, cái đám trai nhởn nhơ ấy luôn ghanh ghét tôi lại nhìn tôi, như thách thức tôi có dám đi?. Nhưng không vì điều đó, mà cái duy nhất tôi lại cần tiền, và tiền. Tôi đi!

Sự hào nhoáng, lộng lẫy và vô số thức ăn ngon đập vào trong mắt mỗi người chúng tôi. Tôi thèm thuồng và mê muội đắm nhìn cái sự uy nga đó mà quên mất cả việc quan trọng – kiếm tiền!.

Tôi được một “chú” trạc tuổi đôi mươi dang tay ôm lấy eo tôi để ngồi chung vào một bàn – và đó là bàn đặc biệt. Trước khi bị lùa theo về sự tín nhiệm của gã bởi lẽ tôi được nuông chiều hơn, tôi lại bắt gặp được cái bọn cùng nghề liếc tôi cay đắng và nói công khai : “Dù gì cũng là đĩ, đừng quên nguồn gốc nhé con!”.

Tôi phớt lờ đi như chưa từng nghe, chưa từng thấy. Tôi và bọn chúng được các gã đại gia mời xuống nhập tiệc, chưa vội gấp đồ ăn vào chén tôi đã bị gã nhét vào một xấp tiền kha khá. Tôi bật cười để che lấp sự ngạc nhiên của một con đĩ khi thấy món quà kích cỡ kia.

Đang ngon say bên vô số mỹ vị, bỗng dưng mắt tôi lòe nhòe mà kịp nhìn thấy cái bọn hay ghanh ghét tôi đang từng đứa một nằm xuống bàn mà nhăn nhó, không còn sức để ráng gượng đôi mắt, tôi cũng bắt đầu ngã theo dòng hồi ức – một hồi ức đen tòi.

**

-         Em tỉnh rồi à? May thật!

Sau khi tôi tỉnh dậy, tôi không nhớ gì cả. Tôi chỉ thấy phần dưới của tôi xót lắm tận cùng, phần trên lồng theo nhoi nhói. Tôi nặng siết đôi chân lại mơ màng.

Thoạt nhìn xuống, tôi bàng hoàng khi cơ thể mình được bao bọc bởi một chiếc áo cũ kĩ màu trắng và lắm chi đen đúa. Tôi chẳng biết được gì, chỉ thấy một anh con trai tuổi đôi mươi, da xạm nắng hỏi tôi con nói đấy.

Tôi định hỏi anh là ai, thế nhưng, đau lắm tôi không thể nói trọn lời. May rằng anh ấy nói hộ tôi.

-         Chuyện gì xãy ra à? Tôi đi chở củi, thấy em và mấy người kia, nhơ nhuốt lắm, không mặc gì mà trần truồng nằm bất tỉnh dưới bùn lầy. Khi tôi lại, thì, bọn người kia khóc lóc cuống chạy đi, chỉ có mình em là bất tỉnh, tôi đã đưa em về đây.

Tôi đã dần nhớ ra mọi điều, nhưng lại không ngờ rằng mình đã bị lừa, một cú lừa ngoạn mục. Tôi cố lấy tay che khuất phần mắt đã ướt nhòe. Thế nhưng, đôi tay ấy bị lại bị vung ra.

-         Sao em khóc?

Tôi can đảm ngước mặt nhìn anh ta. Nhìn lại kĩ anh ta, tôi thấy, anh ta hẳn là con nhà nghèo, thô ráp, căn nhà lụp xụp lại không mái che. Tôi cũng kịp hỏi anh:

-         Đây là đâu?

Anh ta không nói nhưng mĩm cười rồi chỉ tay ra ngoài phía cửa sổ. Hành động ấy đã nói thay tất cả, anh ấy giúp tôi hiểu ra mình đã bị bọn đại gia ấy xách ra tận một khu rừng.

Những ngày này, chính anh ta là người đã chăm nôm cho tôi mọi thứ từ miếng ăn đến manh áo, đến khi chén cháo thứ năm anh ấy mang lại cho tôi thì …

Tôi lẳng lặng cởi chiếc áo mà anh ta cho tôi mượn ra, tôi bắt lấy tay anh ta áp vào ngực mình. Tôi bật khóc!

-         Em không có gì đền bù cả, chỉ có thân xác này!

Anh ta nhanh chóng rút tay mình ra và lập tức khoác chiếc lên lại giúp tôi. Tôi cũng thấy mắt anh ta nghèn ngẹn, tức khắc dấy lên một màu đỏ.

**

Tôi đang nhìn đám trẻ ấy ăn bánh mì ngon trớn, chúng vẫn như ngày nào đôi mắt luôn ánh lên một khúc sông dài. Nhìn chúng, tôi quyết tâm nhiều hơn khi lắm đường của một thằng điếm đực. Tôi vẫn sống bằng nghề.

Từ sau sự việc kinh hoàng đó, tôi đã trở về đây – trở về với đám nhóc nhỏ với một khúc gỗ cây đen xì quen thuộc. Tôi đã trốn đi và không muốn lụy phiền anh ta, mặc dù rằng trên thế gian này kiếm được một người như anh ấy thật khó. Thế nhưng, tôi vẫn đi, vì mưa lúc nào cũng phải tạnh, tôi không thể nào làm gánh nặng với một người chở củi kiếm tiền như anh ta – một người nghèo lương thiện.

Tôi vẫn đứng trên cái vỉa hè ấy, vẫn là bọn chúng, chúng vẫn nhìn tôi nhưng ánh mắt liếc ngang liếc dọc hôm nào đã dần tan biến. Lạ kỳ, chỉ loáng thoáng một vài đứa, không còn ồn ào như trước nữa, vẫn đi khách, vẫn đợi chờ. Có đứa bảo, sau vụ ấy hẳn đứa nào cũng hoang mang mà bỏ nghề, chỉ có những đứa bạo gan như tôi mới dám tiếp tục hành nghề.

Tuy vậy, hình ảnh đám nhóc nô đùa với xấp báo bị mắc mưa tơi tả, những tờ số ế ẩm lại hiện ra và làm tôi cười.

Tối hôm nay vắng khách quá, túi tôi chỉ vừa thu được vài trăm từ một lão già. Hẫm hiu, tôi đi lang thang trên khắp hè phố. Cứ nghĩ về tương lai phía trước, tôi lại càng thấy mù mịt đường về. Nhưng, tất cả suy nghĩ bỗng tan biến khi tôi gặp được một chàng trai.

Anh ta đang nằm lăn lốc trên lề đường vắng tanh, nằm cạnh một khu bãi cỏ, lại trong trạng thái say mềm. Cũng như một ai khác khi thấy tình cảnh này, tôi đã chạy đến nâng đỡ anh ta lên. Anh ta nhìn tôi đăm đăm, ánh mắt lấp lánh nhiều giọt rượu nồng.

-         Bao nhiêu?

Tôi lưỡng lự, nhìn xuống bộ dạng anh ta rồi nói:

-         Anh say rồi!

Anh ta vô hồn lắm, chắc hẳn đang gặp chuyện buồn. Tôi đoán vậy, nhưng …

Anh ta lập tức nhảy vào tôi, vật tôi vào khu bãi cỏ và nhanh chóng vứt bỏ mọi thứ trên người tôi. Anh ta điên dại đôi lúc lại phì cười trông lắm dễ thương.

Không hiểu sao lúc đó tôi nhận ra một thứ gì đó phát ra từ người anh ta, mà không thể nói thành lời được. Tôi lại làm lơ chuyện bao nhiêu tiền cho chuyện này, lại càng nhìn lại thấy anh ta thật tồi tệ.

Trong lúc cùng anh ta, đôi mắt anh ta lúc nào cũng nhìn thẳng vào tôi như muốn gửi hết nỗi niềm vào đấy, anh ta càng trút nhiều hơn khi tôi im bật người thả lơi.

-         Đau không?

Câu hỏi thật ngô ngê mà anh ta hỏi tôi đấy, với những ai còn chập chững vào nghề thì chắc hẳn sẽ phát khóc như chính tôi lúc ban đầu. Thế nhưng, ngược lại, nghe được câu hỏi của anh ta tôi lại nhận ra – chính anh ta đau, đau một chuyện gì đấy.

Xong việc, anh ta lăn ra thở hì hực. Không nói nhiều gì thêm nữa, anh ta mặc quần áo vào. Chợt, anh lại lục loạng khắp người mình, rồi cười ngây thơ với tôi

-         Tôi quên đem theo tiền rồi!

Tôi mĩm cười mặc dù biết rằng đây là lần đầu tiên tôi vướng vụ này. Tôi phớt lờ …

-         Có sao không? Hay lại nhà tôi lấy?

Tôi nhìn anh ta lại mĩm cười rồi lắc đầu. Anh ta không có vẻ như những vị khách làng chơi thật sự, anh ta khác lắm. Trong đầu tôi lúc đó, chợt lóe lên một ý nghĩ : “Để người khác thật sự thoải mái và loại bỏ những muộn phiền ra khỏi người chỉ với vài phút với mình thì là điều tốt chứ”. Nghĩ thế, tôi lại mĩm cười.

-         Không sao, anh về đi!

Anh ta trơ mắt nhìn tôi rồi gãi đầu :

-         Lần đầu tiên tôi thấy có một người như em đấy!

Mặc cho câu nói đó, tôi vẫn nói với anh ta:

-         Trời khuya lắm rồi, anh về đi, người nhà đang đợi.

Không phản ứng ngược lại, hay thắc mắc. Anh ta vội vàng nói với tôi một câu rồi vụt chạy thật xa.

-         Ngại quá, cảm ơn. Tôi sẽ trả tiền khi gặp lại!

Nhìn anh ta không còn say xĩn như lúc ban nãy, lại có vẻ như muộn phiền trong đầu được xoa dịu hết mà chạy đi xa, tôi đã chảy nước mắt.

Tôi – một mình nằm lại giữa khu bãi cỏ đầy tiếng muỗi kêu chằng chịt.

**

Đến khi tôi về, lũ trẻ lại réo rít cả lên. Chúng réo rít vì trên tay tôi cầm một bọc đồ ăn lắm, chúng nó kéo nhau mà ăn nề nếp lắm không như lúc trước kia.

Tôi ngồi dựa vào cây cột lều lêu xêu rồi nghĩ rất nhiều thứ, tôi có nghĩ đến : “Không lẽ mình phải kiếm tiền bằng cách này để  nuôi lũ trẻ mãi sao? Nhưng ngoài cách này không còn cách nào khác để kiếm ra tiền nhanh và nhiều như vậy”. Tôi lại cố dặn lòng phải sống thật “tốt” với nghề.

Đến mãi những hôm sau khi thực sự cái lề mà tôi vẫn thường hay đứng đã dần giảm khách, tôi cảm thấy hơi chán chường và muốn dời đi địa bàn. Nhưng biết làm sao hơn khi tôi không biết gì về cái thành phố xa hoa này. Tôi lại đi lang thang, mong tìm được khách.

-         Là anh?

Không hiểu sao tôi lại cười toát lên khi gặp lại người con trai hôm trước. Đúng là anh ta.

Anh cười với tôi và gãi đầu y như lần trước

-         Lần này tôi có đem theo tiền!

Anh ta và tôi lại đến với nhau trên bãi cỏ ấy, không hiểu sao khi chúng tôi nhìn nhau tựa như đã quen từ khi nào, tôi dường như muốn đọc ra được ánh mắt của anh ấy muốn nói gì, tất nhiên, một điều quá xa vời với một thằng đĩ rẻ rách như tôi.

Loading disqus...