- Ô hay! Sao lại như thế? - một người đàn bà khác lại chen vào.
- Châm lửa nhanh lên! - có ai đó thúc. Hình như chẳng ai muốn một dây pháo lại bị ngưng ngang nửa chừng như thế.
Một thành viên khác của nhà gái lao ra. Anh ta xòe diêm châm vào ngòi pháo. Lại đì đẹt nổ thêm một quãng nữa. Pháo lép nhiều hơn pháo nổ tung xác. Có người chép miệng:
- hay thật ! Thế này là điềm không may mắn!
- tiền nào của nấy, rẻ thì nó thế! - một cô gái gầy đét nói chõ vào.
- tát cho một cái vỡ mồm bây giờ. Mới nứt mắt, biết gì mà nói leo! - một người đàn bà khác mắng cô gái.
Người ta phân vị xong rồi cùng ngồi vào bàn tiệc, cả khách lẫn chủ đều mặc áo mới. Cô dâu bụng có phần nhỉnh căng đang cùng chú rể đi tiếp khách. Cỗ có thảy tám bàn. Đàn ông ít hơn đàn bà. Trẻ con đứa đứng đứa ngồi. Đứa nào tay cũng không cầm xôi thì cầm thịt. Tiếng cười vui như khi xuân. Chỉ có chú rể là nhớn nhác.
- Hà đâu rồi, anh? - cô dâu hỏi chồng.
- anh cũng không biết nữa. - Hiên trả lời với vợ. Anh có vẻ bức xúc – Quái lạ cái thằng. Đâm đầu đi đâu chẳng thèm nói gì với ai một tiếng.
Oanh cấu nhẹ vào tay chồng khi anh nói quá to. Nhưng tiếng cười nói rộn ràng của mọi người nên chẳng ai nghe thấy gì cả. Người ta đang nói về đủ mọi chuỵên cám bã và phân gio. Có người khen con lợn cấn thịt nên thịt mềm và ngọt. Họ khen nguời nào hông xôi khéo tay nên xôi khô và dẻo. Mọi người hí hửng vì được bữa cỗ ngon. Đàn ông vừa chuốc rượu cho nhau vừa mách tục. Đàn bà thì gỡ xương cho trẻ con và đám con gái thì e dè, mặt đỏ gay khi bọn con trai lăm lăm nhìn chúng.
- để anh đi tìm nó.
- nhanh lên anh nhé! - Oanh cấu vào tay chồng.
Hiên lao vọt ra phía sau vườn, vén những tán cà phê rậm rạp. Trực giác cho anh biết Hà đang ở nơi đâu.
Chương 23 - Bể Dâu
ở đời những kỉ niệm gắn với vào nhau như một cây mía dài, có khúc sâu, khúc lành. Như một qui luật tự nhiên, những đốt mía ban đầu gần gốc luôn cứng và khô. Các đốt giữa mềm và ngọt, càng lên đến gần ngọn, các dóng mía càng nhạt dần dần đi.
Vụ cà phê năm nay trúng mùa nhưng mấtgiá nên hóa ra không tốt hơn vụ năm ngoái thất mùa được đám con buôn trả giá rất cao. Thành ra các sự ở đời chẳng ai biết biết đâu mà lần trước được. Họa và phúc là hai mặt của một đồng xu. Anh tung nó lên, xác suất bao giờ cũng là một nửa. Chỉ biết trước khi đồng xu lật ngửa ra, nó xoay tròn và anh chẳng biết kết quả như thế nào. Đời con người cũng thế, cũng là những vòng xoáy. Chung cuộc ra sao thì chỉ khi nào đồng xu nằm im tắt thở anh ta mới biết nó là mặt hình hay mặt số.
Gần nhà Hà có một hộ nấu rượu gạo và nuôi lợn. Cô con gái cả tên Vi. Nhan sắc hạng trung nhưng thân hình nảy nở cân đối. Dáng đi khoan thai, ăn nói lại nhu mì. Đại thể nếu chỉ chọn gỗ tốt chứ không chuộng nước sơn thì người ta sẽ bảo nhau:
- cưới con bé này về làm dâu được đấy.
Cô Mệ thích cái nết của Vi nên bảo con trai:
- Hà này, bắt chước thằng Hiên mà lấy vợ. Con cũng đã hơn hai mươi tuổi rồi!
Hà di mảnh vải trên máy khâu, tiếng động của máy rào rào khi anh đạp bàn máy. Đường chỉ thẳng mỗi khi kim khâu đâm phập vào thịt vải cam chịu. Hà không còn nói chuyện nhiều như xưa, nhất là sau cái hôm Hiên lấy vợ. Chẳng ai hiểu gì cả, Hà biết mình thay đổi nhưng không làm sao khác hơn được.
- ai lấy con mà mẹ nói?
- Thì mày có chịu đi tìm đâu, thế cái Vi mày có chịu không? - cô Mệ gặng lời.
Hà ngừng tay, anh quay sang nhìn mẹ:
- sao bảo cái Vi đã có người đánh tiếng dạm ngõ rồi.
- chỉ là tin thổi phồng. Nó vẫn chưa có người yêu – cô Mệ giải thích.
- con vẫn chưa muốn lấy vợ – Hà lại cúi xuống may tiếp. Thì ra đấy là lời nói dối. Hà chẳng bao giờ tin rằng mình sẽ lấy vợ. Anh không bao giờ có cảm xúc với bất cứ một người con gái nào. Ngược lại mỗi lần gần Hiên, Hà mới thực sự hiểu được thế nào là cảm giác xốn xang.
- thằng này nói chuyện nghe đến hay! Định ở nhà mẹ nuôi báo cô mãi à? - cô Mệ chọc con, thực ra thì Hà may quần áo tiền dư hơn là làm bất cứ nghề nào trong xã, chẳng ai phải nuôi báo cô anh.
Hà bâng khuâng nghĩ ngợi, thật ra anh có cảm tình với Vi, nhất là khi cô thường đem sang những hoa quả biếu mẹ con anh. Vi kín đáo và tế nhị, ăn nói mềm mỏng, nụ cười bao giờ cũng khiến người khác dễ chịu. Nhưng tình cảm anh em thuần túy, Hà nhớ một lần Vi đã nói với anh:
- người như anh, ai yêu được sẽ sung sướng hạnh phúc.
Hà nhớ lần ấy anh đã trả lời:
- chẳng biết có đúng như Vi nói hay không? Tình yêu bao giờ cũng khiến người ta đau khổ. Một thứ đau khổ êm ái dịu dàng. - Hà nói câu ấy khi anh đang nghĩ đến Hiên và người vợ của Hiên là Oanh.
- anh nói chuyện nghe cứ như là nhà thơ ấy! Nghe thích lắm – Vi vò mép áo, cô đỏ bừng mặt khi Hà nhìn vào ngực mình. Kể ra thì Hà chỉ nhìn Vi như một thói quen, hòan tòan chẳng có bất cứ một ý nghĩ vẩn đục nào khác. Vả lại Hà chẳng bao giờ có cảm giác với bọn con gái.
- cảm ơn Vi đã khen anh.
Câu chuyện sau đó kéo quanh qua những khi vực quê mùa bình thường khác. Triết lý sống khát khao trong tâm thức của những con người chân thành, hiền lành, đơn sơ và lam lũ. Vi kể về những khao khát của mình, sau cùng bằng một ánh mắt ân cần, Vi nói gần như tọac ra:
- em chỉ mơ ước sau này mình sẽ có một người chồng giống như anh.
Hà cảm thấy nói, một cảm giác lạ kì. Một thứ mặc cảm mình được khen quá lời. Vi ơi! Cô chẳng hiều cái gì đâu? Cái bánh mà cô tưởng là rất thơm ngon thực ra chỉ là một cái ỏan. Người ta quyệt cho nó tí phẩm rồi đưa lên bàn cúng Phật. Chẳng có nhân đâu, đấy chỉ là một cái ỏan chứ không phải là một cái bánh. Vi ơi! Cô chẳng thể nào hiểu cặn kẽ đâu, chỉ có anh và Hiên mới hiểu được thôi. Chẳng ai muốn mình là một quả ỏan nhạt nhẽo. Ai cũng muốn đời mình là một chiếc bánh, có nhân và có hương vị đàng hòang.
Cô Mệ lại giục:
- mày cứ như thế thì đến già cũng không có vợ, đàn ông con trai gì mà nhát như cáy ấy – chính cô Mệ cũng đã bắt đầu lây cái giọng của những nguời miền Bắc di cư ở đây.
- thì mẹ cứ thủng thẳng từ từ, chuyện đâu còn có đó! - Hà trả lời mẹ.
Hóa ra câu chuyện hôm ấy của hai mẹ con nói về Vi đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Mẹ chỉ mới đề nghị Hà lấy vợ, tuy chưa thật sự là điều Hà nghĩ đến, nhưng anh cũng không thể gạt phắt tư tưởng ấy ra ngoài. Hà chợt nghĩ đến Hiên, anh ấy đã từng yêu mình, cuối cùng rồi cũng lấy vợ. Cuộc đời lăn bánh như một cỗ xe chở nặng. Chậm đấy nhưng rồi sẽ có quán tính, và như thế cuộc đời thật ra vẫn đó vẫn có những điều để chúng ta lựa chọn.
Oan nghiệt thay là Hà không có can đảm để làm điều đó.
Chương 24 - Bão Táp
cô con dâu cưới về được sáu tháng thì nằm ổ. Con đầu lòng là một bé gái, cân được một lô tư, oặt oẹo. Bà nội nó tỏ thất vọng ra mặt, trong đầu bà thì đứa trẻ ấy phải thật giống đứa con trai của mình. Một thằng bé kháu khỉnh, dễ nhìn, nhất là có một con chim giắt vào giữa bẹn. Bà mụ nói với bác Nhụ:
cố mà đun đậu xanh cho mẹ nó uống!
- vâng! - câu trả lời của bà mẹ chồng chẳng có chút nhuệ khí nào.
Oanh từ dạo sanh con xong vì bị băng huyết quá nhiều nên người lả bệt đi. Công việc hằng ngày do cô làm đều dồn cho bà Nhụ cả. Chị gái cả chủa chồng cũng đã lên xe hoa về nhà người khác. Thành ra bà Nhụ vừa thất vọng, vừa mệt mỏi, lắm lúc giọng nói không thể không cáu gắt:
- sao mà chị cứ để cho con bé khóc như mèo kêu ấy, nghe sốt cả ruột!
Oanh cắn răng chịu đựng. Kể từ ngày lấy Hiên, Oanh tơ hơ, đơn độc như một khúc sắn thiu. Trong khi đó Hiên hờ hững như một kẻ đã no xôi chán thịt. Oanh nằm ngủ ở phòng trong. Hiên nằm ngủ ở phòng ngoài. Tịnh như không. Hình như cả hai đều biết họ không thể kỳ vọng nhiều hơn được ngoài những hiểu ngầm không cần phải nói thẳng ra.
Oanh không muốn ăn uống, thức ăn đưa lên miệng rất nhạt nhẽo. Cô suy nhược trông thấy rõ, người bây giờ chỉ còn một tay xách nặng. Con bé càng tệ hơn, nó không những khóc cả ngày mà cả đêm nó cũng khóc. Bà mẹ bảo con trai:
- mày bảo vợ mày lấy một tiếng! Đàn bà gì mà chỉ có dỗ con cũng làm không nên thân. Chả trách cái nết chửa đẻ chẳng ra cái quái gì.
- mẹ hay thật! Trẻ con khóc thì nào ai muốn thế! - Hiên bàn vào.
- A! Ra điều anh bênh vợ, bắt nạt mẹ anh đấy à?
- con chỉ nói theo lẽ công bằng!
- ừ, công bằng lắm. Anh giỏi lắm cơ!
Giận Oanh trước đó một phần, nay thấy Hiên bênh vợ, bà Nhụ bỗng trở nên hằn học hơn, nỗi bực bội cáu gắt với Oanh vì thế cũng tăng lên. Kỳ thực thì Hiên chẳng bên vợ, anh thấy mẹ có vẻ cằn nhằn nhiều hơn trước nên nghĩ mình có trách nhiệm phải lên tiếng. Từ ngày lấy Hiên, Oanh sống trong nhà như sống với kẻ lạ, chẳng ai nói chuyện với cô ấy nhiều.
Có lẽ từ hôm về làm dâu, bà mẹ chồng đã nghĩ Oanh chẳng thể thuộc về ai nữa. Bà có cảm giác như đã sở hữu được Oanh trọn vẹn. Rồi kỳ vọng vào đứa cháu nội bị sụp đổ, bà chợt nhận ra ước mơ của bà bị đánh lừa. Hy vọng của bà đã bị biển thủ một cách trơ trẽn. Oanh chỉ là một người đàn bà đỏang, không hơn không kém.
- đưa con tôi ẵm hộ cho!
Một hôm nghe tiếng con bé khóc quá, Hiên vào nói với vợ như thế. Oanh trao đứa con đang giãy như con sâu róm cho chồng. Con bé nhẹ như bấc. Ánh đèn dầu lập lòe cho thấy một bọc giẻ quấn lấy một hình hài tong teo, hai cái chân con bé thò ra, những ngón chân nhỏ bé như cuống mấy phiến lá trầu.
Đứa bé chợt nín bặt, một điều thật bất ngờ. Bà cụ vì thế càng được nước, giọng đay nghiến:
- tôi bảo có sai đâu! Đúng là chả được cái nết gì. Chỉ được cái có tinh mà không có tướng.
Oanh bật khóc, cô cảm thấy mình bị đối xử bất công. Nỗi đau con ốm yếu không được chia sẻ lại còn bị bà mẹ chồng dày vò đay nghiến. Cô nghĩ đến những ngày tháng ở nhà, mẹ cô có ăn nói thô kệch cũng không xóc xiểm như thế. Oanh giấu những giọt nước mắt vào vạt áo. Cô cảm thấy hoang mang chán chường. Giờ thì mọi chuyện đã vỡ lở, cô chỉ còn biết trông mong vào sự kiên nhẫn, vào thái độ chấp nhận của chính mình.
Khổ nỗi kiên nhẫn chỉ có một giới hạn mong manh. Oanh bây giờ mới thấm thía nhận ra được điều đó.
Qua hôm sau bà mẹ cũng chẳng màng đến chuyện cơm nước. Rõ ràng trong mắt bà thì sự có mặt của Oanh chỉ tổ khiến cho bà khó chịu. Oanh xuống dốc rất nhanh, cô không còn khoẻ mạnh như xưa mà đến cả việc hít thở cũng khiến cô mệt mỏi. Hiên vì thế phải giặt quần áo cho vợ, cho con. Bà Nhụ càng lộn gan hơn:
- con Oanh không có tay hay sao mà mày phải đi hầu nó?
Hiên không nhìn mẹ, anh vẫn vò áo, miệng nói:
- mẹ quá lắm! Bảo người ốm vác gạch thì vác thế nào được.
Oanh nằm bên trong nhà nghe rõ tất cả câu chuyện.
- a, anh lại bênh vợ. Đội nó lên đầu mà thờ!
- con chẳng bên ai cả, con chỉ nói những điều con nghĩ là đúng.
Oanh thèm được biến mất. Cô không muốn vì mình mà mẹ con Hiên phải hục hặc mắng nhiếc nhau. Đứa trẻ lại khóc. Nước mắt cô thấm vào tã của con. Trời ơi! Sao cái thân tôi lại khổ thế này. Oanh nào có muốn những chuyện như thế. Chưa bao giờ cô múôn là gánh nặng cho người khác. Oanh chỉ muốn sống trong sự bình yên lặng lẽ. Khốn thay, cuộc đời chẳng phải lúc nào cũng là một câu ca dao bằng lụa.
Nước mắt thánh thót rơi. Tiếng hai mẹ con Hiên vẫn vằn nhau. Bà cụ bắt đầu ném ra những hằn học, ăn nói xếch mé, thóa mạ cả Hiên lẫn Oanh. Cuối cùng Oanh nghe được tiếng Hiên cất lên:
- không có mẹ thì cô ấy đã chẳng về nhà này. Mẹ chỉ biết nghĩ đến mình trước! Con không bênh ai hết. Con cũng chẳng bao giờ thương cô ấy! Mẹ chỉ làm khổ người khác. Chẳng ai có lỗi ở đây cả.
Nói xong Hiên đùng đùng bỏ đi ra ngoài ngõ.
Oanh cảm thấy trong lòng xót xa khi nghe Hiên nói câu: Con cũng chẳng bao giờ thương cô ấy! Thì ra sự hiện diện của Oanh trong nhà chỉ là gánh nặng khó chịu cho tất cả mọi người.
Chương 25 - Hoa Xoan
Hiên men theo những khóm cà phê đang độ ôm quả. Những chùm quả màu xanh thẫm, hứa hẹn, mẩy chắc, khoe khoang. Những lớp lá mùn dưới chân anh lạo xạo khi đôi giày cưới miết vội vàng. Hiên đi nhanh như chạy. Anh cất tiếng gọi Hà:
- Hà ơi, Hà. Em đang ở đâu thế?
Cuối vườn có một cái lán do hai người bạn nàgy xưa đã cất lên để mỗi mùa thu họach cà phê Hiên sẽ ở đấy ngủ canh trộm. Thời buổi khó khăn, trộm cướp lắm như rươi. Hiên vì thế đã rủ Hà cất lên cái lán này. Ban đầu thì lám chỉ để ngủ canh trộm mỗi mùa thu quả, về sau cái lán được sử dụng vào đủ mọi việc, nào là để Hiên tưới cà phê đêm, lúc thì để chứa phân và cuốc xẻng, và cả những lúc hai người thích đưa nhau ra đây ngủ.
Hà đang ngồi trong lán. Trong tay cầm một chai rượu, hình như Hà đã uống khá nhiều. Cố uống cho say nhưng lần này Hà biết mình không thể say được. Hiên bước vào lán, giận dữ nhìn Hà:
- em làm cái gì ở đây? Hôm nay là ngày cưới của anh! Em làm vậy mà coi được sao?
Hà biết Hiên có lý nên chẳng thể nào nói được câu gì.
- em đối xử với anh như vậy mà coi được sao, hả?
- anh để cho em yên đi! Em cần được yên tĩnh.
- anh chưa bao giờ muốn mình lấy vợ, tại em thúc anh! Tại mọi người. Anh không ngờ là em có thể đối xử với anh như vậy!
- anh nói đúng lắm. Em sai hòan toàn. Hà dốc chai rượu rồi tu ừng ực.
Hiên giựt phát chai rượu trong tay hà, giọng gay gắt:
- nói đi! Tại sao em đối xử với anh như vậy?
- Em chỉ xin mình được yên tĩnh. Có ai vui khi ngày người yêu làm đám cưới! Có cần em phải nói tất cả ra thì anh mới chịu hiểu hay không?
- Em ích kỉ lắm! Anh tưởng em đóng kịch, em cũng sẽ đóng kịch với anh. Đám cưới này chỉ là một đám cưới giả...
- anh Hiên! Đây không phải là vở kịch. Em muốn...
- em muốn cái gì? Em muốn anh hủy bỏ đám cưới này phải không?
Hà bật dậy:
- đừng anh! Đấy không phải là điều em muốn.
Thực ra đã có lúc Hà từng nghĩ như thế. Ích kỷ là bản năng của con người. Hà chẳng phải là một ngoại lệ. Anh cũng có một quả tim, một đam mê khát vọng, một tâm thức rất con người, thèm được yêu và sở hữu. Chính vì thèm được yêu và được sở hữu đã khiến con người ta trở thành ích kỉ.
- Vậy tại sao em đối xử với anh như thế?
Hà mặt đã đầy nước mắt: