Quân Tử Chi Giao Trang 84

Kỳ thật việc hẹn Từ Diễn ra ăn cơm, với anh mà nói là chuyện rất dễ dàng, chứ đừng nói đến chỉ một chữ ký nho nhỏ.

Chẳng qua anh không có ý định nói cho ông chủ.

Anh yêu thích, và cũng vui vẻ bảo vệ niềm tự hào nhỏ bé, quý giá ấy của người kia.

Những vị khách của quán cơm Khúc - 3.

Ông chủ về sau mới nhớ, tình cờ gặp gỡ người khách ấy, kỳ thật đã là chuyện rất lâu trước kia, thời tiết lúc ấy cũng khác so với hiện nay.

Bây giờ bên ngoài nóng đến mức sàn nhà có thể chưng trứng chim, mà thời điểm ấy là có tuyết rơi, đọng lại cả một tầng trên mặt đất.

Lúc người khách ấy đến thật ra quán đã chuẩn bị đóng cửa.

Những nhân viên đều đã đi về, chỉ có ông chủ ở lại làm việc kiểm tra cuối cùng. Phải xác nhận khắp quán từ trong ra ngoài không có chuyện gì nhiều lần mới có thể rời đi.

Vậy nên khi có khách đẩy cửa tiến vào, ông chủ có hơi bất ngờ, nhưng theo phản xạ có điều kiện liền thốt ra: “Chào mừng quý khách.”

Vị khách dáng vẻ cao gầy, đeo đôi mắt kính màu trà nhạt, có lẽ vì trời tuyết nên gương mặt mờ ảo, mà biểu tình cũng nhạt nhòa.

Thấy cảnh tượng trong quán, khách cũng thoáng chần chừ, hỏi: “Xin hỏi, phải đóng cửa rồi sao?”

Nghe thấy giọng nói ấy, ông chủ chẳng hiểu tại sao không thể nói ra. Cảm giác chẳng đành lòng khiến người này thất vọng.

“Vẫn chưa, anh muốn ăn gì?”

Khách dọ dẫm ngồi xuống ghế, rồi sau đó nhận lấy thực đơn ông chủ đưa.

Ông chủ có phần sầu muộn chờ người nọ gọi cơm, nguyên liệu và những thứ khác cũng đã dọn hết rồi, hiện tải phải làm một phần cơm chân gà, sườn lợn rán gì vẫn tương đối phiền toái, cơm cũng đã không còn.

Vị khách xem trong chốc lát, ông chủ càng cảm thấy thật ra người này đang ngây ngốc nhìn thực đơn.

Rồi sau đó dường như khách nhớ tới điều gì, kiểm tra túi tiền, lập tức mặt lộ vẻ xấu hổ, đứng dậy do dự nói: “Thật ngại.” liền xoay người muốn đi.

“Chuyện gì vậy?”

“Tôi không ăn. Thật có lỗi.”

Vị khách xoay người muốn đi, ông chủ không khỏi “A” một tiếng, lòng tự trọng bị đả kích nho nhỏ.

Hình trên thực đơn đều là cơm do chính tay ông chủ nấu và con gái tự tay chụp. Trong mắt ông chủ, kỹ thuật chụp ảnh của con gái có thể nói là thể hiện tốt nhất, thật nhất hương vị, màu sắc của các món ăn, khiến món sườn lợn rán bình thường cũng có vẻ ngon hơn hẳn. Vậy mà vị khách này sau khi nhìn thì không ăn.

“Chẳng lẽ thoạt nhìn ăn không ngon sao?”

Khách lại thoáng xấu hổ, thấp giọng nói: “Không, không. Là tôi không mang tiền.”

Ông chủ đột nhiên an tâm.

Không mang theo tiền vậy là tốt nhất, ông chủ vốn đang lo lắng nguyên liệu nấu ăn có hạn, không cách nào làm vừa lòng yêu cầu của khách, nếu không mang tiền, như vậy…

“Ăn một chén mì chứ?”

Khách nhìn ông chủ, có phần bất ngờ và chẳng hiểu tại sao.

“Không có gì đâu, nấu mì rất nhanh.”

“Nhưng mà…”

“Vị khách cuối cùng trước khi đóng cửa có ưu đãi đặc biệt. Anh chờ một chút.”

Ông chủ dựa vào niềm tin muốn cứu vãn lòng tự trọng, tự mình xuống bếp nấu bát mì thịt bò, thịt bò có sẵn, nước lèo cũng còn, ông chủ nhanh nhẹn thái rau, đập hai quả trứng gà.

Lúc bưng ra khách còn đang bất an đứng đó, có lẽ cũng hiểu như thế là chẳng lịch sự, ở lại cũng không dễ chịu, chỉ có thể đứng nơi ấy nhìn ông chủ.

“Mời ngồi, mì thịt bò của anh đây.”

Khách vẫn chần chừ: “Như vậy…”

“Món này là phần đặc biệt hôm nay, không cần trả tiền.”

Một chén mì cũng chẳng tốn nhiều tiền lắm, coi như là mời khách ăn thử tay nghề của ông chũ cũng tốt.

Khách lại thoáng chần chừ lần nữa: “Ngày mai tôi đem tiền đến trả.”

“Không có gì đâu, cứ chậm rãi mà dùng.”

Trong quán chỉ có hai người, ông chủ cũng chẳng vào phòng bếp, vì cứ cảm giác để vị khách này lẻ loi ở một mình không tốt lắm. Vì thế ngồi đối diện, nhìn xem khách ăn mì.

Hơi nóng của mì bốc lên như sương mù khiến mắt kính mờ đi, khách phải đặt đũa xuống, lấy tay gỡ kính ra.

Khuôn mặt của khách rất thanh tú, chỉ là thoạt nhìn có vẻ vừa mỏi mệt vừa lạnh, khoảng cách gần đến thế làm ông chủ chú ý đến một con mắt của người khách nọ có vẻ không tốt lắm.

Sau đó khách bắt đầu cúi đầu ăn mì, lúc thong thả cẩn thận nuốt xuống, có thứ gì rơi vào trong chén, làm nước nhẹ bắn lên.

Chẳng đợi ông chủ kịp phản ứng, thứ ấy lại tiếp tục rơi.

Ông chủ bị dọa đến hoảng sợ. Ông chủ tất nhiên sẽ chẳng tự mình đa tình đến mức nghĩ khách bởi vì ăn mì quá ngon mà cảm động, hoặc giả là do ông chủ không tính tiền nên cảm động khóc nấc lên chảy nước mắt.

Chẳng qua không biết, rốt cuộc có chuyện gì khổ sở đến mức ấy mới làm người im lặng thế khóc cơ chứ.

“À ừm…”

Ông chủ cũng chỉ có thể luống cuống tay chân, lấy khăn đi tới lau bàn, cũng chẳng biết nên nói gì cho phải, chỉ có thể trong im lặng ngồi đối diện cùng khách.

Có lẽ vì bởi rất xấu hổ, khách vẫn thủy chung chẳng ngẩng đầu. Ông chủ cũng không lên tiếng quấy nhiễu khách, chỉ ngồi đó cùng thôi, để khách có thể trong yên lặng thả lỏng, đem nước mắt nhẫn nại bấy lâu rơi vào trong chén canh.

Tuy không biết vì sao khách lại thương tâm đến nhường ấy, nhưng thương tâm như thế làm ông chủ cũng khổ sở theo.

Kỳ thật ông chủ không rõ sự khổ sở của khách, nhưng vẫn như thể hiểu được.

Bất hạnh trên thế giới này chẳng thể nào giống nhau. Nhưng tâm tình của những nỗi bất hạnh vẫn luôn tương tự thôi mà.

Chờ ăn xong bát mì, khách lại dùng hai miếng khăn giấy, rốt cuộc quẫn bách ngẩng đầu lên, nhỏ giọng nói: “Thật có lỗi…”

Thanh âm của khách hơi mất tiếng, nhưng vẫn rất êm tai.

“Không có gì đâu, không có gì đâu mà.”

“Rất cám ơn ông chủ.”

“Không có gì.”

Chờ khách đi rồi, ông chủ còn đứng tại cửa nhìn trong chốc lát, nhìn mãi đến khi chẳng thấy bóng người mới thôi, nhưng chẳng biết vì sao vẫn có chút lo lắng.

Hoàn hảo là ông chủ có thể vì vị khách này làm một chén mì.

Nhưng ông chủ cũng chỉ có thể làm một chén mì cho vị khách ấy thôi.

Di động vang lên, có tin nhắn.

Nội dung là: “Đang trên đường về sao? Nhớ về sớm một chút.”

Ông chủ vội vàng dọn dẹp, đóng cửa quán.

Ông chủ nghĩ, thật hy vọng vị khách thương tâm kia hiện tại cũng có thể có người chờ người đó về nhà, cho người đó sự an ủi.

Chỉ là không biết đấy là người thế nào thôi.

Những vị khách của quán cơm Khúc - 4.

Lúc quán cơm Khúc khai trương, người bạn kia của ông chủ nhân mối quan hệ của mình mà kêu rất nhiều người đến giúp đỡ cổ vũ.

Nhân viên của người bạn kia của ông chủ, bạn bè của người bạn kia của ông chủ, nhân viên của bạn bè của người bạn kia của ông chủ…

Thế cho nên ông chủ vô cùng giật mình, người bạn kia của ông chủ hóa ra quen biết nhiều người như vậy.

Nếu như là bản thân ông chủ, thành T to như vậy, nhưng có thể mời đến giúp đỡ, có lẽ chỉ có mỗi mình người bạn kia mà thôi.

Chẳng qua đối với ông chủ mà nói, chỉ cần có người bạn này, ông chủ cũng cảm thấy quá đủ rồi.

Hôm nay trời đã tối, tất nhiên trong quán đang là thời gian vắng vẻ, vậy nhưng có thêm hai vị khách vào quán. Cả hai đều rất anh tuấn, chẳng qua một người thì tươi cười rạng rỡ, một người sắc mặt âm trầm như khoác lên vẻ lạnh lẽo. Hai người đi chung với nhau thật sự khiến người khác cảm thấy được lúc lạnh lúc nóng, không biết đâu mà lần.

Ông chủ khẽ lắp bắp kinh hãi. Một người trong đó ông chủ từng gặp qua một lần, có để lại ấn tượng, chỉ là ấn tượng đó thật sự chẳng tốt đẹp gì.

Ông chủ đã nếm qua việc bị người này trói, bỏ thuốc, tuy không thực sự tạo thành thương tổn, nhưng nhớ tới gương mặt cười hớn hở kia thì vẫn cứ căng thẳng.

“Chào mừng quý khách…”

Người nọ biết phục thiện, nhiệt tình nói: “Ông chủ Khúc, buôn bán tốt quá nha.”

“Cám, cám ơn…”

Nếu phải so sánh thì, ông chủ cảm thấy người với gương mặt mang sát khí kia nói không chừng còn dễ gần hơn.

Nhưng mặc kệ nói thế nào, kẻ với gương mặt tươi cười này cũng là bạn rất tốt của người bạn kia, cho nên ông chủ nhất định phải tiếp đãi thật tốt.

Ông chủ đi lấy thực đơn lại, chợt nghe gã tươi cười ấy trấn an người mặt đang đen xì kia: “Tiếu Đằng, thỉnh thoảng anh chấp nhận một lần đi. Tuy rằng có chút bủn xỉn, nhưng mà đi nhà hàng khẳng định tốn thời gian lắm.”

“. . . . . .”

“Anh vừa muốn gần, vừa muốn nhanh, vừa muốn tiện, vừa muốn hương vị ngon thì tất nhiên là nơi này. Hơn nữa bạn tốt của tôi mở quán, ít nhiều cũng phải cổ vũ chứ.”

Ông chủ vội đi lên mang hai tách trà thật nóng cho hai vị khách: “Hai người uống trà trước, sau đó hẵng ăn cơm.”

Người sắc mặt âm trầm lập tức đanh mặt lại: “Không cần, tôi không uống trà.”

Loại hương vị trà trong quán này đối với người nọ mà nói là không thể chịu đựng được.

Ông chủ có phần không biết làm sao, suy nghĩ xoay chyển, nói: “Vậy, ngài uống chút canh trước đi. Canh là miễn phí.”

Hai chén canh đưa lên, vị khách mặt hầm hầm kia uống một ngụm, không phê bình gì nữa, gương mặt vẫn bình tĩnh như trước.

Trong lúc tẻ ngắt ấy, cũng may Dung Lục xem thực đơn liền cười tủm tỉm nói: “Ông chủ Khúc, phiền cho hai phần cơm cà ri gà.”

Ông chủ vội ừ ừ rồi tự mình đi vào phòng bếp làm. Món cà ri gà trong quán này ăn ngon lắm, cay vừa đủ, nước sốt cũng đặc sệt, thịt gà non, tưới nước sốt lên cơm thì khách nào cũng khích lệ.

Mà không biết vị khách vẻ mặt lo lắng kia ăn có ngon không, nhưng trong quá trình ăn cũng chẳng còn giận dỗi.

Đang bề bộn bận bịu, bỗng nhiên nghe thấy ngoài cửa có tiếng xe phân khối, ông chủ ngẩng đầu nhìn, đẩy cửa vào thật là con gái nhà mình.

“Tiểu Kha, sao con lại tới đây?”

Con gái ông chủ đã cao lớn không ít, có dáng vóc người lớn rồi đó, nhưng mà vẫn ăn mặc rất khuôn phép, có vẻ xinh đẹp lại nhu thuận: “Hôm nay trời trở gió, con sợ ba lạnh nên tiện đường qua đưa áo khoác.”

Loading disqus...