“sẽ vui”
“sẽ vui” ư?
“Chúc hai nguời hạnh phúc”
“hạnh phúc”, mình chúc họ sao?
Ừ.
Tôi đã không thể làm gì hơn nữa, ngồi mãi nơi cây piano xám, nhìn những phím đàn lướt qua tay, âm điệu da diết thảm thương, trật nhịp. Những chị của tôi không còn lời lẽ nào để nói với cậu em trai mà chị cả cho rằng “đầy bóng tối và đớn đau hiện lên khuôn mặt”. Tôi nghe tiếng mẹ thở dài, tôi nhìn thấy cha chống tay nơi trán trầm ngâm, và các chị mang đôi mắt phiền muộn.
Kìa, tôi vẫn ngồi đây, tôi đi lên lầu, tôi ngồi xuống, những lời lẽ ám ảnh, những khuôn mặt ám ảnh, tôi nhìn tôi, trong gương lớn. Tôi nhìn tôi, thấy một người con trai bé nhỏ yếu đuối, gương mặt xanh trắng biểu cảm thảng thốt xót xa. Đó không phải là tôi. Chưa từng là tôi. Tôi, ngày trước không như thế.
Phải, ngày trước, khi cậu chưa bước chân vào cuộc đời tôi bằng một gương mặt điềm tĩnh và thái độ nhẹ nhàng tôi cho là phiền toái, của thời gian cũ kỹ buổi sáng có mưa rơi. Tôi là một thiếu niên “nhàm chán”, “thông minh”, và, tôi là kẻ ngạo mạn vào hạng nhất. Ngạo mạn của tôi đâu? Tôi đã đánh mất rồi. Cậu, bằng vẻ điềm tĩnh chết người của mình, đã giết chết tôi.
Trong gương, người con trai ấy đang khóc, cậu ấy cứ đứng như thế, nước mắt lặng lẽ rơi. Đôi mắt cậu ấy, thật tiếc làm sao, không còn vẻ tinh anh nữa, “đầy bóng tối”
Mà, có lẽ nào, tôi quệt nước mắt đi, quệt mạnh đến sướt da, nước vẫn không thôi rơi mãi, tôi chùi đi, vốc nước rửa mặt. Rồi bất chợt, tôi đau, đau không chịu được, như nếm phải một quả cầu gai, như chịu phải một sự phản bội. Tôi vừa run rẩy vưa gào thét, có thứ gì đó muốn trào ra, nỗi căm hận ư? Tôi dùng tay cào xé thân thể mình, đập mạnh vào mặt gương.
Vỡ nát.
Thủy tinh vụn vỡ bay ào về phía tôi, máu loang đỏ thắm tươi. Bàn tay tôi, trong một lúc say mê giải tỏa bằng cách bóp chặt những vụn vỡ thủy tinh, đập điên loạn trên người. Không đau, chẳng đau chút nào hết, không có cảm giác đau thực thể, không có, cảm giác tôi đang nếm trải, là một sự nhức nhối suốt từ bên trong.
Mà, xét cho cùng, vì sao như thế chứ?
Tôi thấy người ta, ai đó tôi không rõ, đập cửa, xông vào phòng, bế tôi ra. Bàn tay khỏe mạnh, nhưng không gượng nhẹ và nương đỡ như bàn tay Tử Đằng. Tôi lơ mơ nghe thấy, những tiếng khóc của các chị. Bàn tay mạnh mẽ ấy quệt nước trên mặt tôi. Còn tôi thì buồn ngủ khủng khiếp.
Tôi đau lòng lắm. Đau lòng lắm, có ai biết không? Hãy nói với Tử Đằng, tôi đau lòng lắm, chỉ vì, tôi đã lỡ nuôi dưỡng một thứ tình cảm đáng sợ đối với cậu.
Yêu thương.
Vài tuần sau, với Khiên ngồi bên cạnh, tôi trở lại bình thường, đã thôi khóc và cào xé thân thể. Nhưng cõi lòng tôi, vết thương như ủ một lớp băng lạnh buốt, tôi mang trên gương mặt một gương mặt khác, không phải cảm xúc của tôi, trơ cứng cười đùa nhạt tênh. Để yên ổn, tôi lao vào học. Đỗ tốt nghiệp loại giỏi, tôi đăng ký hồ sơ thi Đại học, như ước muốn của các chị, mẹ và cha tôi, tôi thi vào Học viện nghệ thuật khoa Kịch – Sân khấu điện ảnh.
Và, hôm sau khi thi, Tử Đằng gọi tôi trên đường về, cậu gọi, những tiếng đầy thiết tha
“Xuyên Bối ơi, chờ tớ một chút!”
Tôi quay lại, cậu tất tả đạp xe đến bên cạnh. Cậu mỉm cười hỏi
Thi tốt chứ? Cậu vẫn khỏe không?
Ừ, tôi vẫn thường, dĩ nhiên! – lãnh đạm đáp lời cậu ta, nhìn thấy nét hụt hẫng trên gương mặt.
Bối à, tôi có cái này, cậu mang về hãy đọc. Ưm, tôi…ơ…
Cậu rút một lá thư từ túi áo, đưa cho tôi, một tay che mắt khuất sau làn tóc mái. Tôi cầm lấy, nhìn vào mặt cậu khi cậu ấp úng. Tôi cười, nụ cười hai năm về trước, kiêu hãnh và ngạo nghễ, tôi cất cao giọng hơn bình thường.
Cậu vẫn hạnh phúc với Phương Anh hen, à, vẫn đeo cái đồng hồ đã hai lần sửa mặt sao? Không, cái đấy đâu hợp với cậu, quẳng nó vào thùng rác đi, hôm nào gặp tôi nói Anh mua cho cái khác, sẽ tình tứ hơn nhiều. Ừm, được lắm, cậu bản lĩnh thế là tốt, chăm sóc cô ấy và hưởng thụ đi ha. Còn trẻ mà…ờ, thanh niên thì phải ra dáng thanh niên chứ cứ ấp a ấp úng hoài vậy? Thôi, chúc vui vẻ, tôi đi về đây.
Bối à?
Sao kia?
Không phải là cậu, cậu không nói những lời như thế, cậu là một cậu bé ít nói, cậu tưởng như thế nào? Đóng kịch tệ quá, làm sao đậu vào khoa ấy? Thật là tệ, quá tệ, thôi, tôi cũng về đây. Bao giờ đó mình gặp?
Không! – Tôi quay đi, nhận thấy lỗ tai rất nóng, và những cựa quậy cảm xúc nhỏ bé cứ tăng dần – Không bao giờ nữa, đi đây, chào cậu!
Trước mặt tôi là biển người mênh mông không phương hoạch định, những nỗi đau lan đi trong lòng, buốt nhói, bị thương bởi cậu ta, đâm những vết sâu hoắm. Tôi ghét cậu ta, căm ghét cậu ta. Nước mắt lại chảy mờ mịt, gương mặt người con trai thánh của tôi ơi, xa xăm diệu vợi vô kể xiết.
Cái khao khát hằn vết bị nén ép trỗi dậy, khao khát được chạm vào, khao khát được ôm lấy, khao khát được hôn lên đôi môi bình thản, được chìm vào hồn cậu, được vuốt ve cẩn trọng và nương đỡ như một vật quý. Được nói, Tử Đằng, yêu thương dành cho cậu nhiều đến nỗi chảy tràn ra khóe mắt.
Thứ cậu đã đưa cho tôi, một bức thư, có thể gọi là thư tình.
“ Bối Bối, tôi muốn gọi cậu như thế, muốn gọi cậu, em Bối Bối, tôi biết, chúng ta sai, nhưng tôi yêu em.
Phải, yêu em, yêu cậu, Tiểu Bối Bối, yêu thương đến độ, chỉ không nhìn thấy cậu, tôi đã sợ mình sẽ tan chảy dưới cơn mưa vừa qua. Tôi hiểu, tình cảm ấy, có gì đó mà đa số không chấp nhận được. Là họ sai hay chúng ta sai, tôi không biết, tôi chỉ biết, cậu cũng yêu tôi. Và vì thế, tôi vô tình hay hữu ý đã làm cậu đau khổ. Xin lỗi Bối Bối, xin lỗi cậu. Tôi không muốn rời xa cậu, nhưng tôi cũng có phần lý trí quá lớn, vì gia đình tôi, tôi không thể để mình tiến thêm nữa. Quá ngu muội, sự vị kỷ của tôi quá ngu muội, tôi làm tổn thương cậu, tổn thương tôi, tổn thương người yêu cậu, và có khi, cả gia đình tôi.
Nhưng thôi, Bối Bối à, dẫu chối bỏ cậu, dẫu gạch nát tên cậu trên trang giấy, tôi vẫn không ngăn nổi mình đừng viết cho cậu, không ngăn nổi mình từ bỏ yêu thương cậu.
Nhưng người tôi yêu à, tôi đau khổ lắm, thật lòng chỉ muốn ôm lấy cậu trong cái hôm ấy, giữ chặt cậu khỏi những tổn thương và bất kỳ ai gây tổn thương cho cậu, ôm lấy cậu, thét lên với thế giới rằng, tôi yêu cậu, tôi yêu cậu bé này, Bối Bối của tôi, yêu thương và yêu thương, không hề nói dối.
Ngàn lần muốn chôn kín tình cảm.
Ngàn vạn lần muốn thét gọi tên cậu. Trăm vạn lần muốn nói yêu thương cậu.
Vô vạn lần muốn có cậu, mãi mãi không rời xa.
Nhưng không thể, tôi yếu đuối và tồi tệ, không thể nói được.
Tôi nhớ cậu, đến phát điên. Tôi thương yêu cậu nhất cuộc đời.
Xin lỗi Bối Bối, nhưng tôi không biết làm thế nào, tôi tồi lắm, tôi không thể hy sinh gia đình vì bản thân.
Xin lỗi.”
Tôi thả bức thư của Tử Đằng, cậu bạn, người yêu tôi, người tôi yêu, vào ngọn lửa vừa thắp trên nến. Mỉm cười sung sướng và chua chát, tôi viết vài dòng gửi cho cậu qua bưu điện, không đề tên người gửi.
“Nếu đã thế thì, xin quên gọi tên tôi. Xin quên gọi Bối Bối, Bối Bối sẽ chết cho vừa ý cậu, quên gọi Bối Bối khi thời gian đã lỡ mất nhịp trên chiếc đồng hồ hai lần vỡ mặt. Vì, chúng ta đã lỡ đi qua nhau, mất nhịp nhau, cậu nhanh tôi chậm, kim ngắn kim dài, chúng ta không thể ở cạnh quá lâu, mà chỉ trong khoảnh khắc trên vạch số đời. Xin quên đi, nhé Tử Đằng thương yêu, quên kẻ đã đánh mất cao ngạo khi ở bên cậu, quên kẻ đã ngu muội hôn cậu, xin quên mất tên tôi trong muôn vàn ký ức đổ nát mãi về sau này của cậu.
Xin quên gọi tên “người thương yêu nhất cuộc đời”.
Chào cậu.”
.
.
.
Hôm sau, khi xuống lầu trưng bày gương mặt rạng rỡ với mẹ và các chị, tôi thông báo:
Con quyết định sẽ đi du học!
part 10: Đến khi mất đi mới biết yêu thương.
Bối ra đi.
Chỉ có một bức thư.
Tôi khóc lần đầu tiên với những cảm xúc hỗn độn trong tim. Tôi gọi cho cậu ấy, hẹn gặp lần cuối.
Tôi thề, chỉ một lần nữa thôi.
Đủ rồi Đằng. Đủ rồi Đằng. Tôi ghét cậu.
Cậu cúp máy. Cậu không nói gì, nhưng sự lặng im đó đã nói tất cả.
Trời mưa không dứt. Tôi đứng đợi nơi lần đầu cậu dựa vào vai tôi. Nhà thờ với kiến trúc Tây phương tân kì nhưng vẫn cổ mặc, sâu tĩnh đến kì lạ. Tôi lặng đứng trong mưa giữ mãi một niềm tin rằng cậu sẽ đến.
Người ta chỉ cần một niềm tin là có thể làm tất cả.
Điện thoại reo.
Số của cậu.
Đầu dây là sự im lặng. Tôi dựa vào bức tường ướt đẫm nước mưa.
Tôi đang cảm nhận bên kia là cậu đang thở, đang sống, đang cảm nhận. Tôi cũng muốn nói một điều gì đó với cậu, nhưng rốt cuộc vẫn không thể mở lời.
Có những điều rất bình thường nhưng tôi lại không đủ dũng khí để nói.
Đồng hồ nhà thờ điểm chuông. Từng tiếng buông buông.
Đầu dây vẫn im lặng.
Mưa tuôn.
Mưa nóng hay lạnh. Cảnh vật mỏng manh trong màn mưa nhòe mờ đường nét. Rồi tan biến đi hết tỏng vô số mù hơi.
Tôi chỉ còn cảm thấy hơi thở ở đầu dây, sâu tĩnh êm ái.
Bối Bối.
Tôi thốt.
Hơi thở mỏng nhẹ. Mưa nóng đến hầm hập.
Bên kia có tiếng mưa.
Tiếng mưa và tiếng thở.
Tôi nhìn quanh. Mưa rơi nghiêng, cắt xéo khung cảnh nhà thờ. Tất cả nhòe mờ nhòe mờ, như thể trong một cuộn phim câm lặng của điện ảnh đầu thế kỷ. Tôi nhìn quanh, mưa xoay tròn, tôi hét tên Bối.
Bối Bối...Tôi biết cậu ở đây mà.
Tôi chạy ra ngoài mưa, buông dù ra. Mưa xối xả, lạnh đến từng tế bào. Tôi cảm thấy mình thật sự tuyệt vọng.
Bối...Bối...
Vì sao lại hành hạ mình như vậy? Cậu đã lựa chọn rồi mà?
Bối xuất hiện.
Cậu cầm dù.
Màu đỏ.
Đứng im lặng.
Đôi mắt màu nâu, chất chứa cả buổi chiều mưa.
Tôi cười.
Cậu buông điện thoại. Tôi thấy cậu khóc. Nước mắt óng ánh, lăn trên má. Đôi mắt chứa đựng cả ánh sáng, màu sẫm đen dần như bóng tối.
Cậu không nói gì.
Nhưng tôi biết. Đã kết thúc rồi.
Hai đứa tôi đang đứng hai phía của màn mưa, vĩnh viễn chỉ có thể là kim giờ kim phút, chạm nhau rồi lại chia xa.
Tôi giơ tay mình lên. Đồng hồ của cậu sáng lóng lánh trên tay tôi.
Cậu giơ tay lên. Đồng hồ của tôi tặng đã nằm đó hai năm trời.
Cậu vẫy tay.
Tôi vẫy tay.
Vậy là tạm biệt rồi đó sao?
Trong màn mưa đó tôi cười...Bời vì nước mắt cũng không thể thay đổi quá khứ.
Tôi cười.
***
Tôi ngồi nhấp nháp cà phê, đồng hồ gõ mười giờ đêm. Bệnh viện lúc này không còn ai, những dãy phòng trắng nhạt, càng trắng hơn trong ánh đèn neon. Cà phê không đường quả thật có thể khiến cho người ta quên mất cảm giác buồn ngủ. Thật ra thì tôi đã không còn ngủ được.
Có tiếng bước chân rất đều. Tôi biết tiếng đó, là của Hạ Y, bác sĩ tâm lý của bệnh viện. Tôi ngước lên nhìn, tôi biết cô ấy vào tìm Cường, thằng bạn thân của tôi và cũng là người yêu của cô ấy. Tôi gật đầu chào, cô hơi nhíu mày lại:
-Này anh lại định thức trọn đêm nay nữa à.
Tôi gật đầu, nói:
-Hôm nay tôi có ca trực. Với lại mai có ngày phép, sẽ ngủ cả ngày mà.
Nhưng cô ta vẫn không thôi nhíu mày:
-Nhưng một tuần anh chỉ ngủ có hai mươi sáu tiếng là không đạt yêu cầu. Tôi chỉ sợ sẽ có lúc gặp anh trong văn phòng của mình thôi.
-Thật sự tôi cũng muốn xem gương mặt lúc làm việc của cô. Cuờng bảo khuôn mặt cô lúc đó đẹp mê hồn.
-Khéo chuyện.
Cô ấy nở nụ cười duyên rồi quay người bước đi trong khi vẫn ca cẩm về vấn đề tôi không ngủ đủ giấc.
Tôi uống ngụm cà phê cuối cùng rồi mới bắt đầu đi thăm các bệnh nhân, xem họ có dấu hiệu nguy hiểm nào hay không. Đặc biệt là bệnh nhân phòng số bảy, đó là một cụ già, bị bệnh tim, con cháu thì rất bận rộn, không ai thăm nuôi ngoài một bà lão cũng đến tuổi xưa nay hiếm. Tôi bước vào phòng, khi bà cụ đang dìu ông ngồi dậy. Vừa thấy tôi, ông cụ đã móm mém cười:
-Ấy này. Anh bác sĩ, anh bảo dùm bà nhà tôi. Bà ấy cứ xem như tôi là trẻ nít ấy.
Bà lão khẽ hừ mũi, nói ôn tồn:
-Ông già đầu rồi mà cứ như trẻ con, tôi không lo cho ông thì lo cho ai đây.
-Bà lo về mà giữ thằng Bin ấy. Bà thì già yếu sao mà có thể chăm sóc tôi được chứ.
-Tính nết khó chịu của ông chỉ mình bà lão này chịu nổi thôi. Nếu tôi không ở đây thì ông biết xoay sở ra sao.
-Có bà ở đây tôi càng thêm lo thôi.
Ông lão vừa nói vừa nhìn bà lão. Hai người tuy tóc đã bạc, nhưng trông vẫn còn yêu nhau lắm. Tôi kiểm tra thật kĩ điện tâm đồ, đồng thời nói với hai người họ:
-Cháu thấy hai bác vẫn còn yêu nhau quá.
Bà lão nghe thế chỉ cười cười còn ông lão thì hai mắt sáng lên:
-Yêu cái gì mà yêu cậu. Tim của lão sao mà chịu nổi. Tôi với bả chỉ có tình nghĩa mấy mươi năm thôi. Già rồi, tình yêu đã thành tình bạn hết cả.
Ông lão cười, nhìn sang bà lão đang lui cui rót nước. Tôi nhìn hai người họ bất chợt nghĩ đến khi mình cũng già như họ, thì bên cạnh mình sẽ có ai đây.
-Cháu thật ngưỡng mộ ông bà.
-Có gì đâu mà ngưỡng mộ cháu ơi. Hồi đó cũng là tui trốn theo ổng chứ có cưới hỏi đàng hoàng đâu. Đến giờ có bốn mặt con thì ổng bảo ổng hổng yêu mặt của bà nữa.
Ông lão cười phá lên trước câu nói hóm hỉnh của bà lão. Ông gật đầu:
-Nói thiệt tui cũng hông ngờ bà dám bỏ nhà theo tôi.
Bà lão cười, đưa cho ông lão một ly nước. Tôi kiểm tra xong, không có dấu hiệu bất thường, nên chào họ ra ngoài, trong lòng bất chợt cứ quặn lên những câu hỏi khác nhau.
Tôi nghĩ đến Xuyên Bối. Cậu ấy lúc này đã trở thành một cụ già, còn tôi cũng già không kém cậu ấy. Hai chúng tôi đang đi dạo trong công viên. Tôi và cậu có thể như hai người họ sống bên cạnh nhau đến lúc đầu bạc hay không?
Rồi tự nhiên tôi lại nhói đau.
Đêm hôm đó tôi không tài nào chợp mắt.
Tôi lái xe về nhà, đầu thấy oang oang. Tôi bật radio buổi sáng, tiếng cô phát thanh viên trầm bổng:
<Chào các bạn thính giả của chương trình Nghệ thuật và cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ nói chuyện với một khách mời rất đặc biệt, Kỳ Nguyên Xuyên Bối, nghệ sĩ đang rất nổi tiếng trong giới sân khấu, điện ảnh.
Chào anh.
Chào cô. >
Tôi chạy chậm lại, vặn to volume lên. Chuơng trình này có lẽ là chương trình phát sóng lại.
<Dạo gần này anh có vẻ rất bận rộn ?
Vâng, tôi đang đóng một bộ phim mới.
Đó có phải là bộ phim Thời Khắc do chính anh viết kịch bản ?
Vâng, nhưng nói do tôi viết kịch bản thì hơi quá, tôi chỉ nêu ý tưởng cho anh Từ Trung viết thôi.
Nghe nói đó là một bộ phim về đề tài đồng tính ?
Đúng vậy, đó là sự thật.
Anh có nghĩ là bộ phim đó sẽ gây phản cảm không?
Ý của cô là sao. Bộ phim đó là một câu chuyện tình. Tôi nghĩ bất kì ai khi xem phim đó sẽ nghĩ đó là một chuyện tình tuyệt vời. Còn nếu họ thấy phản cảm thì tốt nhất đừng đi xem.